Phim bắt đầu với một ngày hè nóng nực tại thành phố Đường Sơn, người dân tại nơi đây vẫn bắt đầu cuộc sống thường ngày của họ với công việc, gia đình. Tuy nhiên chỉ sau một đêm, thành phố nhỏ xinh đẹp đã trở thành đống đổ nát. Xác người chết ở khắp nơi, tiếng trẻ con khóc, tiếng những người sống sót kêu than, mọi thứ trở nên hỗn loạn. Hai chị em sinh đôi Phương Đăng và Phương Đạt mới 7 tuổi bị vùi lấp dưới đống đổ nát. Trong cơn nguy cấp, bà mẹ Lý Nguyên Ni chỉ có thể cứu được một trong hai đứa trẻ.
Đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời, bà đã chọn cứu đứa bé trai. Nguyên Ni không biết rằng cô con gái Phương Đăng đã nghe thấy quyết định của mình. Bị coi như người đã chết và bỏ lại nơi đổ nát, cô bé 7 tuổi vẫn sống sót một cách kỳ diệu. Tỉnh dậy trong cơn mưa tầm tã, bên cạnh xác của người cha, Phương Đăng mang trong mình cú sốc tinh thần lớn và những ký ức đau thương về quyết định của mẹ. Cô bé quyết định giấu danh tính và trở thành con nuôi của một gia đình quân nhân, trong khi người mẹ đẻ và em trai thì đinh ninh Phương Đăng đã chết. Đường Sơn đại địa chấn là cuộc hành trình tìm về đoàn tụ với gia đình của Phương Đăng sau 32 năm xa cách. Để tái hiện lại trận động đất khủng khiếp ở Đường Sơn cách đây hơn ba thập kỷ, đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã phải sử dụng nhiều hiệu ứng đặc biệt và hàng trăm diễn viên quần chúng. Cảnh quay chỉ kéo dài hơn một phút nhưng cũng đủ khiến khán giả phải bàng hoàng và xót xa khi nghĩ về số phận những nạn nhân của trận động đất tại Đường Sơn năm xưa. Gần cuối phim, hình ảnh đổ nát sau trận động đất tại Tứ Xuyên với bối cảnh năm 2008 tiếp tục khiến người xem phải rơi lệ.
Sự khắc nghiệt của thiên tai đã khiến bao gia đình bị chia ly, khiến những đứa trẻ trở nên mồ côi và mang đến những vết thương tinh thần khôn nguôi trong tâm trí con người. Trong cơn nguy cấp, bà mẹ đã chọn cứu lấy đứa con trai. Ảnh: HuaYi. Là một bộ phim thảm họa nhưng Đường Sơn đại địa chấn không tập trung vào việc khoe kỹ xảo, hình ảnh như nhiều tác phẩm khác có cùng thể loại của Hollywood. Đạo diễn Phùng Tiểu Cương chủ yếu khai thác những "dư chấn" mà thiên tai để lại thông qua cuộc đời, số phận và tâm lý của các nhân vật. Từng chi tiết nhỏ nhất trong phim cũng đều mang một ý nghĩa lớn lao mà ông muốn gửi gắm tới khán giả. Ngay từ những phút đầu tiên, Đường Sơn đại địa chấn đã gây chấn động người xem bởi không khí hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau, tìm đường chạy trốn trong cơn động đất.
Kịch bản của Đường Sơn đại địa chấn đã tạo nên những nhân vật hoàn hảo và rất "con người". Không có câu chuyện cổ tích với nàng Lọ Lem và bà tiên tốt bụng, cũng không có những thân phận yếu đuối, hiền lành luôn phải chịu cực khổ và phó mặc cuộc đời cho số phận. Các tuyến nhân vật của Đường Sơn đại địa chấn mạnh mẽ và đời thường đến mức nhiều khán giả phải sửng sốt vì không ngờ rằng họ lại "thật" như vậy. Các chi tiết, hành động của nhân vật cũng mang tính "thời đại" cao, khiến người xem đôi khi bật cười một cách chua chát khi nghĩ về những gì đang diễn ra hàng ngày xung quanh cuộc sống hiện đại. Phim đưa đẩy tâm lý người xem một cách tài tình. Dường như khi nhân vật khóc - khán giả cũng khóc theo, khi nhân vật nhìn lại những kỷ vật trong quá khứ - một mảnh ký ức không tên của những ngày xưa cũ cũng chợt ùa về với mỗi khán giả... Chứng kiến quyết định của mẹ và bị bỏ lại như một người đã chết, Phương Đăng bị sốc và những ký ức đau thương đó vẫn cứ đeo bám cô mãi cho tới tận sau này khi được hội ngộ với gia đình.
Người mẹ cũng sống trong nỗi ám ảnh tội lỗi trong suốt 32 năm. Bà có cơ hội để thay đổi cuộc đời mình nhưng bà đã không làm thế và vẫn sống mãi trong sự dày vò, quặn đau. Những nhân vật ấy, hay chính xác hơn là những con người đó tồn tại rất nhiều trong cuộc sống đời thường. Đường Sơn đại địa chấn đã không thể thành công nếu thiếu đi diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên. Trương Tịnh Sơ khiến người xem xúc động khi lột tả tâm lý của một cô gái lớn lên với cơn chấn động về mặt tinh thần khi còn bé. Quá trình thay đổi về mặt nhận thức tình cảm của nhân vật Phương Đăng qua sự thể hiện của người đẹp họ Trương đã thuyết phục người xem. Không thể không nhắc tới nữ diễn viên nhí Chương Tử Phong trong vai Phương Đăng hồi nhỏ. Diễn xuất tự nhiên và đặc biệt là tiếng khóc của Chương Tử Phong để lại những ấn tượng khó có thể phai nhòa trong tâm trí của mỗi khán giả khi xem xong.
Đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời, bà đã chọn cứu đứa bé trai. Nguyên Ni không biết rằng cô con gái Phương Đăng đã nghe thấy quyết định của mình. Bị coi như người đã chết và bỏ lại nơi đổ nát, cô bé 7 tuổi vẫn sống sót một cách kỳ diệu. Tỉnh dậy trong cơn mưa tầm tã, bên cạnh xác của người cha, Phương Đăng mang trong mình cú sốc tinh thần lớn và những ký ức đau thương về quyết định của mẹ. Cô bé quyết định giấu danh tính và trở thành con nuôi của một gia đình quân nhân, trong khi người mẹ đẻ và em trai thì đinh ninh Phương Đăng đã chết. Đường Sơn đại địa chấn là cuộc hành trình tìm về đoàn tụ với gia đình của Phương Đăng sau 32 năm xa cách. Để tái hiện lại trận động đất khủng khiếp ở Đường Sơn cách đây hơn ba thập kỷ, đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã phải sử dụng nhiều hiệu ứng đặc biệt và hàng trăm diễn viên quần chúng. Cảnh quay chỉ kéo dài hơn một phút nhưng cũng đủ khiến khán giả phải bàng hoàng và xót xa khi nghĩ về số phận những nạn nhân của trận động đất tại Đường Sơn năm xưa. Gần cuối phim, hình ảnh đổ nát sau trận động đất tại Tứ Xuyên với bối cảnh năm 2008 tiếp tục khiến người xem phải rơi lệ.
Sự khắc nghiệt của thiên tai đã khiến bao gia đình bị chia ly, khiến những đứa trẻ trở nên mồ côi và mang đến những vết thương tinh thần khôn nguôi trong tâm trí con người. Trong cơn nguy cấp, bà mẹ đã chọn cứu lấy đứa con trai. Ảnh: HuaYi. Là một bộ phim thảm họa nhưng Đường Sơn đại địa chấn không tập trung vào việc khoe kỹ xảo, hình ảnh như nhiều tác phẩm khác có cùng thể loại của Hollywood. Đạo diễn Phùng Tiểu Cương chủ yếu khai thác những "dư chấn" mà thiên tai để lại thông qua cuộc đời, số phận và tâm lý của các nhân vật. Từng chi tiết nhỏ nhất trong phim cũng đều mang một ý nghĩa lớn lao mà ông muốn gửi gắm tới khán giả. Ngay từ những phút đầu tiên, Đường Sơn đại địa chấn đã gây chấn động người xem bởi không khí hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau, tìm đường chạy trốn trong cơn động đất.
Kịch bản của Đường Sơn đại địa chấn đã tạo nên những nhân vật hoàn hảo và rất "con người". Không có câu chuyện cổ tích với nàng Lọ Lem và bà tiên tốt bụng, cũng không có những thân phận yếu đuối, hiền lành luôn phải chịu cực khổ và phó mặc cuộc đời cho số phận. Các tuyến nhân vật của Đường Sơn đại địa chấn mạnh mẽ và đời thường đến mức nhiều khán giả phải sửng sốt vì không ngờ rằng họ lại "thật" như vậy. Các chi tiết, hành động của nhân vật cũng mang tính "thời đại" cao, khiến người xem đôi khi bật cười một cách chua chát khi nghĩ về những gì đang diễn ra hàng ngày xung quanh cuộc sống hiện đại. Phim đưa đẩy tâm lý người xem một cách tài tình. Dường như khi nhân vật khóc - khán giả cũng khóc theo, khi nhân vật nhìn lại những kỷ vật trong quá khứ - một mảnh ký ức không tên của những ngày xưa cũ cũng chợt ùa về với mỗi khán giả... Chứng kiến quyết định của mẹ và bị bỏ lại như một người đã chết, Phương Đăng bị sốc và những ký ức đau thương đó vẫn cứ đeo bám cô mãi cho tới tận sau này khi được hội ngộ với gia đình.
Người mẹ cũng sống trong nỗi ám ảnh tội lỗi trong suốt 32 năm. Bà có cơ hội để thay đổi cuộc đời mình nhưng bà đã không làm thế và vẫn sống mãi trong sự dày vò, quặn đau. Những nhân vật ấy, hay chính xác hơn là những con người đó tồn tại rất nhiều trong cuộc sống đời thường. Đường Sơn đại địa chấn đã không thể thành công nếu thiếu đi diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên. Trương Tịnh Sơ khiến người xem xúc động khi lột tả tâm lý của một cô gái lớn lên với cơn chấn động về mặt tinh thần khi còn bé. Quá trình thay đổi về mặt nhận thức tình cảm của nhân vật Phương Đăng qua sự thể hiện của người đẹp họ Trương đã thuyết phục người xem. Không thể không nhắc tới nữ diễn viên nhí Chương Tử Phong trong vai Phương Đăng hồi nhỏ. Diễn xuất tự nhiên và đặc biệt là tiếng khóc của Chương Tử Phong để lại những ấn tượng khó có thể phai nhòa trong tâm trí của mỗi khán giả khi xem xong.
0 comments